Giá cà phê Arabica xuống mức thấp nhất 22 tháng

Giá cà phê kỳ hạn Arabica giảm trong hôm thứ tư (30/5) xuống mức thấp nhất 22 tháng do các nhà đầu tư bán một loạt các hàng hóa do lo lắng về khu vực đồng euro.
Chứng khoán phố Wall và các hàng hóa lao dốc trong khi giá trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng mạnh đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm xuống mức thấp nhất 60 năm. Tình hình tại Châu Âu đang tiếp tục gây phiền nhiễu cho các thị trường.
Cà phê Arabica kỳ hạn trên sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010 với nhiều áp lực từ đầu vụ kỳ vọng vào một vụ thu hoạch bội thu tại nước trồng hàng đầu Brazil.
Cà phê Arabica giao tháng 7 đóng cửa giảm 1% xuống mức 1,644 USD/lb, mức thấp nhất của giao dịch kể từ tháng 8/2010 sau khi giamr xuống mức thấp nhất 22 tháng 1,6230 USD/lb.
Đồng euro giảm tiếp so với đồng đô la, giảm dưới 1,24 USD do lợi suất trái phiếu Italia tăng và nhiều lo ngại về lĩnh vực ngân hàng của Tây Ban Nha.
Một đồng đô la mạnh hơn làm các hàng hóa định giá bằng đồng đô la đắt hơn cho nhà đầu tư giữ các đồng tiền khác. Cà phê Arabica thu hẹp mức chênh lệch so với cà phê robusta xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.
Cà phê robusta trên sàn Liffe cũng giảm, với giá hợp đồng giao tháng 7 đóng cửa giảm 28 USD hay 1,3% cuống mức 2.213 USD/tấn, nó đã chạm mức 2.269 USD vào hôm thứ hai, mức cao nhất kể từ 2/9/2011.
Nước trồng cà phê hàng đầu Việt Nam có thể xuất khẩu 1,29 triệu tấn hay 21,5 triệu bao cà phê trong năm nay, cao hơn mức dự đoán 1,25 triệu tấn trước đó.
Theo Vinanet

23:48 | Posted in | Read More »

Bản tin thị trường cà phê ngày 1/6/012

[ Nongsan24h.net ] Vàng, dầu thô và nhiều loại hàng hóa khác tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng nợ công châu Âu chưa tìm ra lối thoát và sự suy giảm của kinh tế thế giới. Cà phê cũng không ngoại lệ.

Thị trường London:
Giá cà phê Robusta có phiên thứ 3 liên tiếp giảm sút. Kỳ hạn giao tháng 7 mất thêm 33 USD, tương đương 1,51 %, xuống còn 2.180 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng mất thêm 27 USD, tương đương 1,25 %, xuống còn 2.147 USD/tấn, mức giảm đáng kể.
Nguyên nhân giảm sút có từ mối lo khủng hoảng nợ công Châu Âu khi Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực đồng tiền chung châu Âu, có thể phải kêu gọi sự trợ cấp từ bên ngoài. Thậm chí đã xuất hiện ý kiến cho rằng, quốc gia này mới là nước đầu tiên phải rời khỏi Eurozone.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa có dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2012/13 của Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục 22,45 triệu bao, tăng 7% so với niên vụ trước. Theo USDA, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam được mùa.
Thị trường New York:
Giá cà phê Arabica tiếp tục xu hướng suy thoái kéo dài đã 8 tháng nay. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 3,85 cent, tương đương 2,4 %, xuống 160,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 3,85 cent, tương đương 2,36 %, xuống 162,95 cent/lb, mức giảm khá mạnh.
Báo cáo số lượng việc làm tăng trưởng thấp và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ gia tăng cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới không như kỳ vọng. Cùng với khủng hoảng nợ công khu vực Eurozone và tăng trưởng chậm của Trung Quốc, viễn cảnh của kinh tế thế giới trở nên u ám hơn bao giờ hết đe dọa giá cả hàng hóa có thể giảm sâu hơn nữa.
Trong nước:
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên giảm thêm 400 đồng, xuống còn 42.800-42.900 đồng/kg. Giá cà phê ngày càng rời xa mốc 44 ngàn trong nỗi buồn của người dân trồng cà phê.
Sự suy giảm hết sức tồi tệ của các thị trường chứng khoán, kim loại quý, hàng hóa của thế giới là hệ quả tất yếu từ việc không thống nhất được biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ công và phục hồi kinh tế Châu Âu, đã kéo theo sự rút lui của các nhà đầu tư trên khắp các thị trường để tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn hơn.
Anh Văn

23:44 | Posted in | Read More »

Cà phê Thái Hòa: Lỗ nặng do thiếu vốn

[ Nongsan24h.Net ] Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2012.
Theo đó, lũy kế 3 tháng đầu năm, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cà phê Thái Hòa chỉ đạt 50,4 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước con số này là 706,3 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán ở mức cao đã khiến chỉ tiêu “lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” của Thái Hòa ghi âm hơn 12 tỷ đồng.
Hoạt động tài chính trong quý cũng lỗ tới hơn 42 tỷ đồng. Cộng thêm các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh của Thái Hòa đã đội lên hơn 94 tỷ đồng.
Kết thúc 3 tháng đầu năm Thái Hòa lỗ ròng 93,7 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước lợi nhuận sau thuế của Thái Hòa đạt 25,4 tỷ đồng.
Thời điểm 31/03/2012 tiền và các khoản tương đương tiền của Thái Hòa là gần 7 tỷ đồng. Tổng nợ của công ty là 1.964 tỷ đồng và nợ ngắn hạn lên đến 1.872 tỷ đồng.
Đại diện Thái Hòa cho biết, tình trạng thua lỗ trên là do công ty gặp nhiều khó khăn về vốn trong thời điểm thu mua cà phê cao điểm. Trong khi hoạt động thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê lại là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Thái Hòa.
Theo VinaCorp

06:34 | Posted in | Read More »

Cà phê Trung Nguyên chứa thuốc sốt rét tăng vị đắng?

Trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội xuất hiện thông tin gây sốc về chất lượng cà phê Trung Nguyên như cho ký ninh (thuốc chữa sốt rét) để tăng độ đắng, chất gelatin Trung Quốc để giữ hương vị…

Trung Nguyên tuyên bố việc đưa thông tin cà phê cho thuốc sốt rét là sự cạnh tranh bất chính, vô đạo đức.
Bài viết trôi nổi trên mạng được truyền tay nhiều người chứa những thông tin gây sốc: “Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả” đã lan truyền đến nhiều người dùng internet gây hoang mang lẫn hồ nghi.
Bài viết này còn tung thông tin Trung Nguyên trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên Trung Nguyên đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Như để tăng độ tin cậy cho thông tin đưa ra, tác giả bài viết phân tích: “Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và tất cả cơ sở cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g – 0,002g cho mỗi phin. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Uống cà phê, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê”.
Tuyên bố do Chủ tịch Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ ký nêu rõ: “Trong những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội đã xuất hiện những đường link có thông tin xấu về chất lượng cà phê Trung Nguyên, gây dư luận không tốt trong người tiêu dùng, làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu Trung Nguyên”.
“Về bài báo nói xấu chất lượng cà phê Trung Nguyên: Đây là thông tin thất thiệt đăng trên một website chống phá VN đã được đưa ra vào năm 2009. Bài viết nói xấu chất lượng cà phê Trung Nguyên là một trong nhiều bài viết nói xấu các thương hiệu nổi tiếng có xuất xứ từ VN của một tác giả hải ngoại, nhằm kêu gọi cộng đồng Việt kiều và những người tiêu dùng tại VN tẩy chay các thương hiệu hàng Việt uy tín.
Công ty Trung Nguyên từng có văn bản chính thức gửi tới cơ quan An ninh về những thông tin này và vụ việc đã được cơ quan an ninh chặn đứng và có kết luận từ năm 2009″, tuyên bố của Trung Nguyên khẳng định.
Chủ tịch Trung Nguyên cho rằng: “Vì mục đích cạnh tranh bất chính, vô đạo đức, lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng và tính chất dễ lan truyền của môi trường mạng, một tổ chức nào đó đã sử dụng lại thông tin này và gieo rắc, lan truyền trên mạng, gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng, gây tổn hại tới uy tín của thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành cà phê VN nói chung”.
Theo Trung Nguyên, việc sử dụng bài báo này có thể chỉ là một trong nhiều hành động có toan tính của những đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên nhằm hạ thấp uy tín thương hiệu cà phê của Trung Nguyên cũng như thương hiệu nông sản VN.
“Về chất lượng sản phẩm cà phê Trung Nguyên: Trước tiên chúng tôi xin khẳng định mọi sản phẩm cà phê Trung Nguyên đều đã được kiểm định và chúng nhận an toàn về chất lượng bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền có liên quan trong lĩnh vực y tế, chất lượng thực phẩm tại VN”.
Lãnh đạo Trung Nguyên bày tỏ: “Kiên quyết đả phá những xảo thuật kinh doanh không lành mạnh như nói xấu đối thủ, làm giàu không lương thiện dựa trên việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng. Trước những thông tin thất thiệt nêu trên, một mặt chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý vụ việc, mặt khác chúng tôi kêu gọi và trông đợi ở sự tỉnh táo và tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của chúng tôi”.
Trên các link truyền tay nhau, có thể thấy thời gian xuất hiện bài viết trên từ năm 2009, 2010. Tuy nhiên, không rõ lý do gì mà đến thời điểm này nó lại được một số người truyền tay nhau đọc làm nhiều người sửng sốt cũng như hồ nghi về độ xác thực của thông tin bởi với nhiều người, thói quen uống cà phê có thương hiệu truyền thống cũng như cà phê vỉa hè là thói quen không thể bỏ.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam

06:32 | Posted in | Read More »

Tập đoàn cà phê Thái Hòa khốn khổ vì đâu?

[ Nongsan24h.net ]Phát hành 30,25 triệu cổ phiếu để huy động vốn, nhưng Tập đoàn Thái Hòa chỉ chào bán được… 60 cổ phần. Từ đây, những vấn đề nghiêm trọng của tập đoàn này bắt đầu hé lộ.
Đầu tháng 2.2012, ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV), cho biết Công ty sẽ bán dự án để trả nợ. Trước đó vài ngày, thông tin về đợt phát hành cổ phiếu nhằm huy động vốn của THV cũng đã gây thất vọng cho cổ đông khi chỉ chào bán được 60 cổ phần trong tổng cộng 30,25 triệu cổ phần. Điều gây thất vọng hơn cả là Công ty đã báo cáo mức lỗ ròng cả năm 2011 lên tới 198 tỉ đồng so với mức lãi 34,8 tỉ đồng cùng kỳ.
THV được xem là 1 trong 4 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam hoạt động theo mô hình khép kín từ canh tác, thu hoạch, chế biến, dịch vụ đến xuất khẩu cà phê. Tại sao Công ty lại lâm vào tình cảnh này?

Cơ cấu vốn bất hợp lý

Theo ông An, THV lỗ lớn là do chi phí tài chính cao bất thường. Từ năm 2008-2011, tổng số tiền trả lãi của doanh nghiệp này khoảng 602,5 tỉ đồng, tăng trung bình 55%/năm. Như vậy, trong thời gian trên, số vốn chủ sở hữu 550 tỉ đồng của Công ty đã không đủ để trả lãi vay.
Các chỉ số tài chính cũng phản ánh thực trạng khó khăn của THV. EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/nợ vay trung bình giai đoạn 2008-2010 là 7%. Thậm chí năm 2011, chỉ số này vẫn âm, nghĩa là lợi nhuận của THV hầu như chỉ đủ dùng để trả lãi vay dự kiến vào năm sau (thông thường chỉ số này phải lớn hơn lãi suất trung bình doanh nghiệp phải chịu thì khả năng chi trả lãi vay mới được đảm bảo).Nợ vay/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này trong 4 năm qua biến động khoảng từ 3,5-5 trong khi con số bình quân trên cả 2 sàn năm 2011 chỉ là 0,8.

Biểu đồ lưu chuyển tiền tệ của cà phê Thái Hòa
Ông An cũng cho biết cơ cấu vốn của THV có vấn đề, bị lệch nguồn. Trong 4 năm qua, Công ty đã chi hơn 500 tỉ đồng để mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn. Nguồn vốn chính cho các hoạt động này đến từ nợ vay ngắn hạn. Do vậy, THV liên tục chịu áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn do các tài sản dài hạn cần có thời gian mới sinh lợi được.
Như đã nói ở trên, lợi nhuận của THV hầu như chỉ dùng để trả lãi vay. Vậy Công ty lấy tiền ở đâu để trả nợ vay ngắn hạn khi đáo hạn và các chi phí hoạt động khác? Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp này có thể thấy, từ năm 2008-2010, lượng tiền mặt liên tục được cải thiện nhờ dòng tiền từ hoạt động tài chính, cụ thể hơn là nhờ các khoản vay. Năm 2011, khi kinh doanh sụt giảm, việc huy động vốn gặp khó khăn thì hậu quả của việc hoạt động dựa trên nguồn vốn vay đã bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Chi phí lãi vay lớn hơn cả lãi gộp là nguyên nhân chính khiến THV bị lỗ trong năm vừa qua.

Bành trướng quá nhanh

Từ khi thành lập năm 1996, THV đã đặt trọng tâm phát triển cà phê giá trị cao arabica và nhanh chóng vươn lên trở thành công ty xuất khẩu cà phê arabica hàng đầu Việt Nam. Năm 2009, doanh nghiệp này chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu cà phê arabica cả nước. Đến cuối năm 2011, sau 15 năm phát triển, THV đã có 12 công ty con trên khắp các vùng cà phê và cả ở Lào.
Hiện nay, phần lớn doanh thu của Công ty đến từ sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân. Ngoài ra, còn có nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác như sản xuất cà phê hòa tan, sản xuất phân bón từ vỏ cà phê, chế biến thức ăn chăn nuôi.
Trong giai đoạn 2008-2011, THV đã triển khai 11 dự án như xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại Lâm Đồng, nhà máy chế biến cà phê tại Buôn Ma Thuột, trồng cà phê và xây dựng nhà máy tại Lào…với số vốn đầu tư được công bố lên tới cả ngàn tỉ đồng. Trong khi đó, suốt thời gian này, hoạt động kinh doanh của THV hầu như không tạo ra dòng tiền dương. Và Công ty đã sử dụng vốn vay để thực hiện những dự án trên. Nói cách khác, sự bành trướng nhanh của THV đã không đi kèm với sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
Các tổ chức tín dụng đã sớm phát hiện vấn đề này. Bằng chứng là các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã không đồng ý cho THV vay thêm để mua tạm trữ cà phê theo chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào tháng 7.2010. Nguồn vốn mới đã trở thành vấn đề cấp bách của Công ty. Do vậy, sau khi cổ phần hóa, THV đã liên tục huy động vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi… Nhưng hầu hết các hoạt động này đã không mang lại kết quả như mong muốn.

Những nghi vấn về minh bạch thông tin

Theo công bố chính thức của THV và báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Hòa Bình, từ năm 2008-2011, THV đã đầu tư các dự án có tổng giá trị khoảng 2.000 tỉ đồng. Nhưng báo cáo tài chính của Công ty lại cho thấy, trong giai đoạn này đơn vị chỉ đầu tư khoảng 517 tỉ đồng để mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn. Việc THV chưa thực hiện xong kế hoạch đã đề ra là do thiếu vốn hay do Công ty đã vẽ nên các dự án này?
Ngoài ra, THV còn có một khoản phải thu từ Công ty Cổ phần Xây dựng Thái Hòa là 17,81 tỉ đồng (báo cáo tài chính công ty mẹ quý IV/2011). Báo cáo hợp nhất thuyết minh đã ghi: “Phải thu công ty cổ phần xây dựng về việc mượn hàng”. Khoản phải thu này đã tồn tại từ năm 2010. Liệu đây có phải là khoản cho mượn không lãi suất đối với một trong những công ty có liên quan đến THV? Theo tìm hiểu của NCĐT, Công ty Cổ phần Xây dựng Thái Hòa đã xây dựng Khu Chế biến cà phê Tập đoàn Thái Hòa, Khách sạn Thái Ninh trong giai đoạn 2008-2010. NCĐT đã liên hệ với THV nhiều lần, song vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức về những vấn đề trên.
Trước những khó khăn của THV, trong một bài báo gần đây, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Văn An cho biết đã tính đến 3 biện pháp. Thứ nhất là các ngân hàng đồng ý chuyển vốn vay ngắn hạn sang dài hạn cho Công ty để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Thứ hai, một số ngân hàng sẽ mua trái phiếu chuyển đổi với điều kiện THV có tài sản đảm bảo. Thứ ba là bán dự án đã triển khai.
Như vậy, doanh nghiệp này đang giải quyết khó khăn theo hướng chuyển đổi nợ vay ngắn hạn thành nợ vay dài hạn và thành vốn chủ sở hữu (THV đã bán dự án tại Điện Biên thông qua việc chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Cà phê Thái Hòa Mường Ảng).
Đây cũng chỉ là giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt. Một giải pháp dài hạn cho THV vẫn còn là dấu hỏi lớn, đặc biệt trong bối cảnh các công ty cà phê Việt nói chung đang đứng trước nhiều thách thức khi phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài mạnh cả về vốn lẫn kỹ năng quản lý. Hơn nữa, việc phải bán đi các dự án sinh lợi sẽ làm giảm đi dòng tiền trong những năm tới của Công ty.
Theo Nhịp cầu đầu tư

06:27 | Posted in | Read More »

Trung Nguyên đưa nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á vào hoạt động

Ngày 28/3/2012, Tập đoàn Trung Nguyên chính thức khánh thành nhà máy cà phê G7 thứ hai tại Bắc Giang (KCN Quang Châu-Việt Yên).
Đây là nhà máy cà phê thứ 5 của dự án hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào công đoạn chế biến và đóng gói thành phẩm nhằm phục vụ sự tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu trước mắt về cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc.

Nhà máy thứ 5 của Trung Nguyên được đầu tư tổng số vốn 2.200 tỷ đồng…
Với công suất thiết kế hơn 100 tấn/ngày, nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang trước mắt sẽ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng tại hai thị trường ưu tiên này, đồng thời cũng xuất khẩu sang các thị trường khó tính ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Năm 2011, nhờ sự ưa chuộng của người tiêu dùng, G7 chiếm lĩnh áp đảo tại thị trường miền Bắc với thị phần lên tới 75,8%. Khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, trong cả ba cuộc thử mù tại thị trường này, G7 đều được người tiêu dùng chọn lựa đầu tiên bởi hương vị đậm đà, quyến rũ, khác biệt. Việc gia tăng thị phần xuất khẩu vào Trung Quốc giúp Trung Nguyên góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng.
Trong giai đoạn hai, Trung Nguyên sẽ tiếp tục đầu tư đầy đủ hệ thống công nghệ chế biến cà phê hòa tan cho nhà máy để đạt hiệu quả tối đa về sản lượng và chất lượng, đáp ứng sự tăng trưởng của thị phần xuất khẩu. Dự kiến dự án này sẽ tạo ra 5-6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỷ USD cho ngành cà phê Việt Nam trong 15 năm tới.
Theo Infonet

06:25 | Posted in | Read More »

Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 100 – 200 NDT/tấn mỗi ngày


Sản lượng giao dịch cũng giảm mạnh xuống còn chưa đến một nửa so với hồi đầu tháng.
Theo nguồn tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), trong tuần trước, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái ngày nào cũng giảm từ 100 đến 200 NDT/tấn.
Tính đến ngày 24/5/2012, cao su tư thương xuất khẩu chỉ được giá 20.300 NDT/tấn, giảm 1.310 NDT so với tuần trước đó; sản phẩm của công ty quốc doanh xuất được giá 20.400 NDT/tấn, giảm 1.390 NDT/tấn.
Sản lượng cao su thiên nhiên của các lực lượng tham gia xuất khẩu từ nước ta đưa vào giao dịch trung bình còn 450 tấn/ngày, từ quanh mức 500 tấn/ngày của tuần trước đó và mức 1.000 tấn/ngày hồi đầu tháng.
Nguyên nhân chính làm cho sản lượng và giá cao su thiên nhiên xuất khẩu tại Móng Cái giảm là do nhu cầu của các đối tác Trung Quốc chỉ còn bằng 60% tuần lễ đầu tháng 5/2012.
Giá giảm cũng theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Trong tháng 5, giá cao su giao dịch trên sàn Tocom ở Tokyo đã để mất 15%, hướng tới tháng giảm nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nguyên nhân là do khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng nghiêm trọng bên cạnh kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại đã phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu
Mặt khác giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng trong xu hướng giảm, tác động đến vị thế của cao su thiên nhiên, do giá cao su nhân tạo hạ xuống theo giá dầu thô, dẫn đến việc các nhà máy sản xuất săm lốp sử dụng cao su nhân tạo nhiều hơn.
Hiện nay phía Trung Quốc vẫn duy trì chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và thương gia của họ nhập khẩu cao su hỗn hợp qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái theo phương thức chính ngạch. Trong tình hình đó các xưởng chế biến cao su hỗn hợp tại thành phố cửa khẩu đã nâng công suất hoạt động lên 200 tấn/ngày. Sản phẩm này xuất khẩu được giá 21.000 NDT/tấn. Một số đơn vị có cao su tồn đọng thành sản phẩm cao su hỗn hợp đưa vào xuất khẩu ngay, vẫn đạt hiệu quả kinh tế tốt và giảm được lượng hàng ứ đọng trong thời gian khó khăn này.
Phương Thảo
Theo TTVN

07:36 | Posted in | Read More »

Giá hạt tiêu đảo chiều sụt mạnh


[ Nongsan24h.net ] Theo các thương lái, tiêu đen giống Vĩnh Linh, tiêu Sẻ còn được thu mua cao hơn giá sàn 2-3 ngàn đồng/kg cho nhu cầu chế biến tiêu sọ (tiêu trắng).
Qua 3 phiên liên tiếp sau ngày chuyển kỳ hạn tháng (19, 21, 22/5), giá tiêu kỳ hạn thế giới trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ trong sự đẩy giá của nhà đầu cơ và nỗi lo về nguồn cung. Kỳ hạn giao tháng 6 tăng tổng cộng 1.275 Rupi lên mức 40.390 Rupi/tạ, tức tăng 3,26 % lên tương đương 7.369 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tổng cộng 1.260 Rupi lên mức 40.980 Rupi/tạ, tức tăng 3,17 % lên tương đương 7.477 USD/tấn. ( 1 USD =  54,8106 Rupi )
Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ đồng loạt tăng thêm 1.500 Rupi theo xu hướng của thị trường tương lai và nguồn cung trong nước vẫn còn hạn chế. Tiêu xô có giá 38.200 Rupi/tạ, tương đương 6.969 USD/tấn và tiêu chọn MG1 giá 39.700 Rupi/tạ, tương đương 7.243 USD/tấn, tăng 130-140 USD so với tuần trước.
Giá tiêu kỳ hạn trên sàn SMX tại Singapore cũng tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 6 tăng 260 USD, tức tăng 4,03 %, lên 6.710 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 259 USD, tức cũng tăng 4,03 %, lên 6.689 USD/tấn trong ngày 22/5. Đây là những phiên giao dịch tăng mạnh hiếm thấy trên sàn tiêu kỳ hạn này.
Tuy nhiên sang phiên 23/5, tình hình lại thay đổi hoàn toàn trên khắp các thị trường bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Tại sàn NCDEX, kỳ hạn giao tháng 6 mất 1.465 Rupi, tức giảm 3,63 %, xuống còn 38.925 Rupi/tạ, tương đương 7.033 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 1.415 Rupi, tức giảm 3,45 %, xuống còn 39.565 Rupi/tạ, tương đương 7.149 USD/tấn. ( 1 USD = 55,3446 Rupi )
Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ đồng loạt mất 800 Rupi theo xu hướng giảm của thị trường kỳ hạn. Giá tiêu xô giảm còn 37.400 Rupi/tạ, tương đương 6.758 USD/tấn và tiêu chọn MG1 giảm còn 38.900 Rupi/tạ, tương đương 7.029 USD/tấn, mất 70-80 USD so với tuần trước.
Giá hạt tiêu trong nước cũng sụt giảm theo giá tiêu kỳ hạn. Chiều 23/5, giá tiêu đen xô trên các thị trường đồng loạt mất 1-2 ngàn đồng/kg trong tâm trạng lo lắng của các thương lái.
Đóng cửa phiên giao dịch cùng ngày, giá tiêu kỳ hạn trên sàn SMX tại Singapore cũng sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 6 và giao tháng 7 cùng mất 110 USD, tương đương mất 1,64%, xuống còn 6.600 USD/tấn và 6.579 USD/tấn. Đây là những phiên giao dịch trầm lắng vì thiếu khách.
Tiêu đặc chủng (MG1) Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 7.200-7.250 USD/tấn (C&F) đối với hàng đi châu Âu và 7.500-7.550 USD/tấn (C&F) đối với hàng đi Mỹ, không đổi, tương đương với giá hàng của các xuất xứ khác.
Hạt tiêu đen Việt Nam được các nhà nhập khẩu chào mua loại 500 Gr/l-FAQ với giá 6.350-6.400 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ với giá 6.650-6.700 USD/tấn, (FOB), không đổi so với tuần trước. Tiêu đen loại 570 Gr/l-Asta được chào mua giá 7.050-7.100 USD/tấn, (FOB).
Tính đến thời điểm này, 2 quốc gia châu Á có sản lượng tiêu đứng đầu thế giới là Việt Nam và Ấn Độ đã cơ bản hoàn tất vụ tiêu 2011/2012. Nhưng giá tiêu thế giới vẫn nóng bởi IPC dự kiến năm 2012 thế giới sẽ thiếu khoảng 51.000 tấn. Do nhu cầu tiêu thụ cao nên Ấn Độ chỉ dành 1 phần cho xuất khẩu. Trái lại người trồng tiêu ở Việt Nam rút kinh nghiệm giá những năm qua nên không vội vàng bán ra nếu không có nhu cầu bức thiết.
Các thương lái thường thu mua hạt tiêu cho biết, khi giá ổn định thì còn có hàng để thu mua, còn khi giá biến động thì thị trường gần như đóng băng. Tâm lý người trồng tiêu thường e ngại, sợ bán hớ khi giá đang tăng nhưng tỏ ra tiếc nuối khi giá đảo chiều vì không bán kịp thời, nên rất khó mua được hàng những khi giá cả không ổn định.
Theo thống kê của Hải Quan, xuất khẩu tháng 4 đạt 16.580 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 111,9 triệu USD, giảm 11,7% về lượng và giảm 12,6% về giá so với tháng trước, nâng lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 47.360 tấn tiêu các loại, tăng 14,3% về lượng và tăng mạnh đến 52% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Mỹ, UAE, Đức vẫn là các thị trường truyền thống dẫn đầu về nhập khẩu tiêu của nước ta.
Anh Văn

07:34 | Posted in | Read More »

Năm 2012, xuất khẩu hồ tiêu tăng vượt bậc


[ Nongsan24h.net ]Dự kiến, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam có thể đạt 850 – 900 triệu USD, năm 2011 đạt 693 triệu USD. Hiện nay, hồ tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp đến hầu hết các thị trường, hạn chế tiêu thụ qua các đơn vị trung gian nên đã giảm thiểu được các rủi ro, thiệt hại.
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Thông tin trên được đưa ra tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2001-2011) của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tổ chức ngày 16/5.
Báo cáo của VPA cũng cho biết, sau 10 năm, ngành hồ tiêu của Việt Nam đã có bước trưởng thành và phát triển vượt bậc. Năm 2001, hiệp hội chỉ có 34 hội viên nhưng đến nay đã có 105 hội viên, thu hút hầu hết các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia.
Hiện Việt Nam đã trở thành nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới. Hồ tiêu Việt Nam có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông… hồ tiêu Việt Nam đã chiếm thị phần chi phối.
Trong 10 năm, năng suất bình quân của hồ tiêu đã tăng từ 3 – 5 tấn/ha lên 5 – 7 tấn/ha, nhiều hộ đạt 7 – 9 tấn/ha, cá biệt lên đến 10 tấn/ha. Trong khi đó, năng xuất bình quân của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia chỉ đạt 0,2 – 0,3 tấn/ha; cao hơn như Malaysia, Brazil cũng chỉ đạt 1 – 2 tấn/ha.
Về hiệu quả kinh tế, với diện tích khoảng 50.000 ha, chiếm 2,5% trong tổng số gần 2 triệu ha của 5 loại cây công nghiệp nhưng hồ tiêu lại chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu (giá trị xuất khẩu của hồ tiêu đạt 6.886 USD/ha, gấp 4 lần cao su; 3,8 lần hạt điều; 2,6 lần cà phê; 6 lần chè).
Năm 2001, cả nước xuất khẩu hơn 50.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 90 triệu USD. Đến năm 2011, xuất khẩu gần 120.000 tấn, chỉ tăng hơn 120% khối lượng nhưng kim ngạch đã tăng tới 665%, đạt giá trị 693 triệu USD. Dự kiến năm 2012 này, xuất khẩu có thể lên đến 850 – 900 triệu USD.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA cho biết, thời gian qua hiệp hội tập trung chủ yếu vào các hoạt động như tạo cơ hội, hỗ trợ cho nông dân và các doanh nghiệp trong ngành trong việc trồng, chế biến, xuất khẩu hồ tiêu; thông tin tình hình sản xuất, giá cả thị trường trong nước và quốc tế; hỗ trợ xúc tiến thương mại…
Hiệp hội đã xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng hồ tiêu quốc tế, tạo dựng được hình ảnh, uy tín và nâng cao giá trị cho hồ tiêu Việt Nam. Đến nay, nhiều địa phương trong nước cũng đang xúc tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu và tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia chung cho hồ tiêu Việt Nam.
Ông Đỗ Hà Nam cũng cho biết thêm, Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, vì thế có thể chủ động điều tiết được giá bán trên thị trường thế giới.
Mạnh Hùng
Theo chinhphu.vn

07:32 | Posted in | Read More »

Giá tiêu Việt Nam được lợi lớn từ sàn giao dịch Singapore


[ Nongsan24h.net ]Mới đây, lô hàng hạt tiêu đầu tiên của thương nhân Việt Nam đã được giao dịch thành công trên sàn giao dịch kỳ hạn quốc tế SMX tại Singapore với tổng khối lượng 15 tấn.
Đầu tuần, giá tiêu kỳ hạn thế giới tại thị trường Kochi-Ấn Độ tiếp nối đà suy giảm bắt đầu có từ tuần lễ cuối tháng 3. Ngoài ra, việc điều tra về một số hợp đồng được cho là “gây rối loạn thị trường” và sự áp đặt một loạt các biện pháp kiểm soát mới của Ủy ban Thị trường kỳ hạn (FMC) khiến một số nhà đầu cơ vội vàng thanh lý và rút lui khỏi thị trường cũng làm giá rớt.
Tuy nhiên, tại phiên giao dịch ngày thứ Bảy cuối tuần 5/5 đóng cửa sớm, giá tiêu kỳ hạn trên sàn NCDEX Ấn Độ gần như đã vượt qua sự e ngại để tìm lại mức cao. Kỳ hạn giao các tháng 5, 6, 7 lần lượt đứng ở 37.455 Rupi/tạ, 38.115 Rupi/tạ và 38.740 Rupi/tạ, tương đương mức 7.004 USD/tấn, 7.128 USD/tấn và 7.245 USD/tấn ( 1 USD = 53,4747 Rupi ).
Sự chênh lệch giá kỳ hạn trong vòng 1 tuần tính theo đồng Rupi không đáng kể nhưng tính theo tỷ giá đồng USD thì chênh lệch lên đến 130-140 USD/tấn do đồng Rupi suy yếu.
Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ lên đứng ở mức 36.800 Rupi/tạ, tương đương 6.882 USD/tấn cho loại tiêu xô và mức 38.300 Rupi/tạ, tương đương 7.162 USD/tấn cho loại tiêu chọn MG1, tuy giá nội địa tăng 500 Rupi nhưng qui ra đồng USD thì giá gần như không đổi.
Tiêu đặc chủng Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 7.300 USD/tấn (C&F) đối với châu Âu và 7.600 USD/tấn (C&F) đối với Mỹ, không đổi. Đồng Rupi suy yếu khiến giá tiêu Ấn Độ trên thị trường quốc tế trở nên cạnh tranh hơn nữa.
Tuần qua, giá tiêu xuất khẩu của nước ta và nhiều xuất xứ khác gần như không đổi.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, trên sàn giao dịch SMX tại Singapore, giá tiêu kỳ hạn giao tháng 5 tăng 289 USD, tương đương 4,56%, lên mức 6.624 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 6 tăng 252 USD, tương đương 3,92% lên mức 6.683 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh.
Biểu đồ chỉ rõ khoảng cách chênh lệch giữa 2 sàn đang được co lại
Như vậy, từ khoảng cách chênh lệch giữa 2 sàn tiêu kỳ hạn thế giới lúc cao nhất bị kéo dãn ra xấp xỉ 2.200 USD/tấn nay đã được co lại còn khoảng 400 USD/tấn. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà xuất khẩu Việt Nam mạnh dạn đưa hàng lên giao dịch tại sàn SMX nhiều hơn, hạt tiêu xuất khẩu sẽ có giá cạnh tranh hơn và giá tiêu trong nước cũng duy trì ở mức cao.
Được biết ngày 24/4 vừa qua, lô hàng hồ tiêu đầu tiên của thương nhân Việt Nam đã được giao dịch thành công trên sàn giao dịch kỳ hạn quốc tế SMX tại Singapore với tổng khối lượng 15 tấn. Tiêu chuẩn giao dịch trên sàn là tiêu đen loại 550 Gr/l, loại phổ biến của các nước sản xuất hồ tiêu ở khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Đỗ Hà Nam Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), việc giao dịch theo thị trường kỳ hạn tương lai sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu nước ta tránh được những rủi ro đáng tiếc khi giá cả thế giới biến động mạnh, nhất là khi sử dụng công cụ phòng hộ của thị trường kỳ hạn.
Sáng hôm nay 7/5, thương lái thu mua tiêu đen xô tại Bà Rịa – Vũng Tàu giá 127-128 ngàn đồng/kg, tại Bình Phước giá 125 ngàn đồng/kg, tại Đak Lak-Đak Nông và Gia Lai giá 123-124 ngàn đồng/kg, tăng nhẹ.
Theo giới quan sát thị trường, thương nhân các nước nhập khẩu ở Âu Mỹ sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn hàng khi giá tiêu Ấn Độ đã trở lại mức “phải chăng” hơn.
Anh Văn

07:29 | Posted in | Read More »

Giá hạt tiêu đang khởi sắc sau thời gian suy yếu kéo dài


[ Nongsan24h.net ]Nhu cầu thu mua từ các công ty xuất khẩu hiện nay là rất thấp. Trong khi đó người dân trồng tiêu cũng không vội bán ra do kỳ vọng ở mức giá sẽ cao hơn trong thời gian tới.
Tin từ hội nghị thường niên của Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua tại bang Florida cho biết, Hiệp hội đang xem xét đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn thực phẩm gia vị theo những qui định mới. Việc này có thể là những rào cản làm thắt chặt nguồn cung và đẩy giá tiêu ở khu vực Bắc Mỹ lên một mức cao hơn.
Sau những phiên suy thoái liên tiếp bởi thiếu vắng khách mua và tỷ giá đồng Rupi giảm mạnh so với đồng USD, giá tiêu kỳ hạn thế giới tại Kochi-Ấn Độ phiên hôm qua, thứ Tư ngày 16/5, cho thấy có dấu hiệu hồi phục. Kỳ hạn tháng 5, 6, 7 lần lượt lên các mức 37.470 Rupi/tạ, 38.100 Rupi/tạ và 38.705 Rupi/tạ, tương đương 6.969 USD/tấn, 7.086 USD/tấn và 7.199 USD/tấn. (1 USD = 53,7647 Rupi)
Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ tăng lên lại mức 36.700 Rupi/tạ, tương đương 6.826 USD/tấn cho loại tiêu xô và mức 38.200 Rupi/tạ, tương đương 7.105 USD/tấn cho loại tiêu chọn MG1. Tuy giá nội địa tăng 500 Rupi nhưng tính theo tỷ giá đồng USD thì chỉ tăng nhẹ 30-50 USD.
Tiêu đặc chủng (MG1) Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 7.200 USD/tấn (C&F) đối với châu Âu và 7.500 USD/tấn (C&F) đối với Mỹ, không đổi, vẫn duy trì mức giá cạnh tranh so với tiêu của các xuất xứ khác.
Theo các nhà buôn tiêu Ấn Độ, họ vẫn tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu hàng của các nước, nhất là hàng có nguồn gốc từ Việt Nam, về chế biến và tái xuất để thu lợi nhuận nhờ giá tiêu Ấn Độ có mức giá cạnh tranh hơn.
Đóng cửa phiên cùng ngày 16/5, trên sàn giao dịch SMX tại Singapore, giá tiêu kỳ hạn giao tháng 5 tăng 128 USD lên 6.562 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 6 cũng tăng 67 USD lên 6.449 USD/tấn.
Chênh lệch giá kỳ hạn giữa 2 sàn tiêu thế giới đã rút ngắn xuống còn 400-600 USD/tấn, nhưng vẫn là mức chưa hợp lý.
Sáng nay thứ Năm 17/5, giá tiêu trong nước tăng 1.000-2.000 đồng, lên lại mức giá đã lập cách nay khoảng 3 tuần. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu 127 ngàn đồng/kg, tại Bình Phước giá 124 ngàn đồng/kg và tại Gia Lai và Đak Lak – Đak Nông giá 122-123 ngàn đồng/kg.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam loại 500g Gr/l-FAQ ở mức 6.350-6.400 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ mức 6.650-6.700 USD/tấn, trong khi tiêu trắng loại 630Gr/l-FAQ chào giá 9.400-9.450 USD/tấn, (FOB), tăng nhẹ.
Tiêu đen theo tiêu chuẩn ASTA của các xuất xứ có giá từ 7.200-7.500 USD/tấn, (FOB).
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa đưa ra cảnh báo, các nhà xuất khẩu tiêu của nước ta cần cẩn trọng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu vì giá tiêu thế giới đang trong giai đoạn không ổn định. Đây sẽ là cớ cho các nhà nhập khẩu ép giá gom hàng rồi đẩy giá lên cao để hưởng lợi.
Xuất khẩu hồ tiêu 4 tháng đầu năm 2012, về lượng đạt 47.784 tấn tiêu các loại, trong đó tiêu đen 40.946 tấn, tiêu trắng 6.838 tấn. Tổng trị giá kim ngạch đạt 323,6 triệu USD, trong đó tiêu đen 260,2 triệu USD, tiêu  trắng 63,4 triệu USD. Giá bình quân chung 6.772 USD/tấn, trong đó tiêu đen 6.355 USD/tấn, tiêu trắng 9.272 USD/tấn. (VPA)
Anh Văn

07:26 | Posted in | Read More »

Xuất khẩu cao su sáng sủa dần

[ Nongsan24h.Net ] Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tháng 5-2012 đã đưa ra dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2012 của cả nước đạt hơn 930 ngàn tấn, tăng 14% so với năm ngoái bất chấp giá cao su có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.



Lượng tăng, giá giảm
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, khối lượng cao su xuất khẩu tháng 4 ước đạt 45 ngàn tấn với trị giá 130 triệu đô la, đưa khối lượng cao su xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 258 ngàn tấn với trị giá 754 triệu đô la, tăng 30,4% về lượng nhưng lại giảm 12,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011 do sự sụt giảm về giá xuất khẩu.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm chỉ đạt 2.926 đô la/tấn, thấp hơn 33,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình tiêu thụ cao su đã sôi động trở lại, giá cao su có xu hướng tăng do dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới trong những tháng tới sẽ tăng. Khối lượng xuất khẩu cao su tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường như Malaysia (gấp 3 lần), và Ãn Độ (gấp 5 lần).
Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi khối lượng theo tháng qua các năm gần đây,  Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2012 đạt hơn 930 ngàn tấn, tăng 14% so với năm ngoái.
Dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2012 (Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê)
Thời điểm
Khối lượng (tấn)
(r=14,1%)
Thời điểm
Khối lượng (tấn)
(r=14,1%)
Tháng 1*
69.822
Tháng 7**
92.247
Tháng 2*
88.825
Tháng 8**
94.184
Tháng 3*
55.075
Tháng 9**
84.798
Tháng 4**
37.971
Tháng 10**
80.659
Tháng 5**
42.255
Tháng 11**
106.825
Tháng 6** Tổng 2012**
69.123
Tháng 12**
108.810
930.593
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: r-sai số dự báo *Số liệu thực hiện **Số liệu dự báo
Còn đây là dự báo khối lượng và kim ngạch xuất khẩu năm 2012 do Bộ NN-PTNT đưa ra vào tháng 1-2012
Sáng sủa dần
Đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng cao su xuất khẩu năm nay tăng lên 880.000 tấn nhưng kim ngạch lại giảm xuống còn 2,1 tỉ đô la, tức giảm hơn 1 tỉ đô la so với năm ngoái do dự báo giá giảm mạnh.
Từ cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều công ty cao su có lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su, dù vẫn còn ở mức thấp so cới cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã tăng mạnh trở lại.
Chủng loại SVR 3L đạt 3.228 đô la/tấn (65 triệu/tấn) vào tháng 1 và đạt 3.760 đô la/tấn (75 triệu/tấn) vào tháng 4, tăng 16,5%, tức khoảng 10 triệu đồng/tấn so với đầu năm 2012. Nhưng nếu so với tháng 2/2011 với mức giá kỷ lục 5.900 đô la/tấn (tức 120 triệu đồng/tấn) thì vẫn còn thấp hơn nhiều.
Hiện nay, thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su xuất khẩu  sang Trung Quốc lên tới 23.200 nhân dân tệ/tấn vào ngày 3-5 cho chủng loại SVR 3L (chưa bao gồm thuế).
Hiện nay, hàng ngày vẫn có khoảng từ 30 đến 40 đơn vị pháp nhân có đủ điều kiện nhập khẩu của Trung Quốc vẫn đang săn lùng nhập khẩu cao su của Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Dự báo vào tháng 5 và tháng 6, khi các khách hàng Thượng Hải, Thiên Tân, Liêu Ninh (Trung Quốc) quay trở lại để tiếp tục ký các hợp đồng nhập khẩu khi các công ty cao su trong nước bước vào mùa khai thác mới thì sản lượng giao dịch sẽ tăng lên trên 1.000 tấn/ngày thay vì chỉ 600 - 700 tấn/ngày như hiện nay.
Nhưng về giá, theo dự đoán của Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), do sức ép của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung Quốc không cho giá tăng hơn nữa, nên giá khó thể vượt mức 80 triệu tấn/tấn trong 1 - 2 tháng tới.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu dự báo tăng 1,1% đạt 10,42 triệu tấn năm 2012, nhưng tăng thấp hơn so với con số dự báo đưa ra vào tháng 2/2012 là 10,529 triệu tấn do mưa lớn ở Malaysia và Trung Quốc và tăng 4,7% so với mức 10,06 triệu tấn của năm 2011.
Giá cao su thiên nhiên ngày 4-5 (Nguồn: Thitruongcaosu.net)*
Nước
Loại hàng
Giá
Indonesia
SIR20
$3,680-3,700/mt CIF CMP
Malaysia
RSS3
$3,900-3,940/mt CIF CMP
STR20
$3,800-3,810/mt CIF CMP
SCRG
-
STR5L
-
Thailand
SMR20
$3,780-3,800/mt CIF CMP
SMR20 Composite
-
Off Grade NR
$3,450/mt CIF CMP (high-end)
Malaysia Barrel NR Latex
-
SMR20
$3,780-3,800/mt CIF CMP
Vietnam
SVR 3L (state-owned)
$3,730/mt CIF CMP
SVR3L (private-owned)
$3,660/mt CIF CMP
SVR10(state-owned)
$3,570/mt CIF CMP
SVR10(private-owned)
-
Vietnam Bulk NR Latex
-
*Giá được chào cho hàng giao tháng 5, 6/2012

07:21 | Posted in | Read More »

Giá cao su tăng nhờ Thái Lan


[ Nongsan24h.net ]Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử sẽ phải nhập khẩu cao su để đáp ứng nhu cầu giao hàng khi mà nguồn cung trong nước khan hiếm bởi mưa thất thường.
Thông tin này đẩy giá cao su trên thị trường Tokyo (TOCOM) – định hướng thị trường cao su toàn châu Á – tăng vọt lên 279,9 yen/kg vào sáng nay, 21-5, tăng 10 yen so với mức đóng cửa cuối tuần trước (18-5).
Chủ tịch Hiệp hội cao su Thái, Prapas Uernontat, cho biết: “Chúng tôi sẽ nhập khẩu cao su tấm từ sàn TOCOM để thực hiện những hợp đồng giao gần”.
Ông không nói chính xác khối lượng nhập khẩu sẽ là bao nhiêu, nhưng cho biết sẽ tương đương lượng dự trữ của Nhật hiện nay, tức là khoảng 15.000 tấn, và thêm rằng giá cao su tại TOCOM gần đây giảm mạnh đã xuống đến mức đáng để nhập khẩu.
Thông tin Thái Lan sắp mua cao su cũng đẩy giá trên thị trường hàng thực (physical) tăng vọt trong phiên sáng nay, với loại RSS3 của Thái Lan vọt lên 3,8 đô la/kg, từ mức 3,55 đô la phiên cuối tuần trước.
Hồi tháng 2/2011, giá cao su physical đã đạt mức cao kỷ lục lịch sử 6,4 đô la/kg, nhưng từ đó liên tục giảm, phiên 18-5 xuống chỉ 3,55 đô la/kg, do lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc. Cùng ngày, cao su tại Tokyo cũng xuống mức thấp nhất 4 tháng bởi không chắc chắn về tương lai cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Nông dân Thái lan đã khôi phục việc thu hoạch mủ từ cuối tháng 4, khi mùa khô kết thúc. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn khan hiếm bởi mưa trái mùa ở phía Nam – khu vực trồng cao su chính của nước này – làm gián đoạn việc thu hoạch mủ.
“Rất hiếm khi thấy các nhà xuất khẩu Thái Lan nhận cao su qua TOCOM, vậy nên thông tin bất ngờ này thúc đẩy hoạt động mua khi thị trường cao su vừa mở cửa trở lại sáng nay”, Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng về hàng hóa thuộc Công ty thương mại Fujitomi Co cho biết.
Nhà xuất khẩu Thai Hua Rubber Pcl – hãng xuất khẩu lớn thứ 3 của Thái lan - cho biết: “Một số nhà xuất khẩu Thái lan đã phải hoãn giao hàng vì không đủ cao su và không giao kịp thời hạn do mưa khiến nguồn cung mủ giảm sút”.
Các thương gia và các quan chức trong ngành cao su Thái Lan dự đoán giá cau su physical sẽ ổn định trong những tuần tới bởi chương trình can thiệp của chính phủ Thái và hoạt động mua từ TOCOM của các nhà xuất khẩu nước này.
"Chính phủ sẽ duy trì mua cao su để hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, còn việc các nhà xuất khẩu Thái sẽ mua trên sàn TOCOM sẽ gián tiếp hỗ trợ giá”, Tổng giám đốc Tổ chức Cấp vốn Trồng lại Cao su, Wit Pratuckjai, (ORRAF), cho biết.
Chính phủ Thái đã thông qua ngân sách 15 tỉ baht (478 triệu đô la) cho Tổ chức Quỹ đất Cao su (REO) để mua 200.000 tấn cao để đẩy giá tăng từ tháng 1 tới nay.
Theo Reuters, Bloomberg

07:18 | Posted in | Read More »

Giá cao su tăng do Trung Quốc mua nhiều

Khoảng 10 ngày trở lại đây, mỗi ngày có gần 600 - 1.000 tấn cao su được thương nhân Trung Quốc mua ở cửa khẩu Móng Cái.



Đây là thông tin được ông Lê Văn Xứng, Trưởng đại diện kinh doanh của Công ty cao su Bình Long, Bình Phước cho biết chiều ngày 7-2.
Cũng theo ông Xứng, do thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su hiện đã ở mức 23.000 nhân dân tệ/tấn, (1 nhân dân tệ bằng 3.290 đồng) tăng hơn 1.000 nhân dân tệ/tấn so với thời điểm trước Tết Nhâm Thìn.
Trước đó, vào cuối tháng 9-2011, do một số yếu tố khách quan nên việc mua bán cao su tại cửa khẩu Móng Cái tạm ngừng.
Ông Xứng cho rằng, trong thời gian tới giá cao su ở biên giới phía Bắc nhiều khả năng còn tiếp tục tăng lên do phía Trung Quôc tiếp tục mua vào với số lượng lớn.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su bắt đầu tăng từ tháng 2 do một số nước trong khu vực ngưng thu hoạch. Thêm vào đó, Thái Lan đưa ra chính sách mua cao su tạm trữ, và một số nước thì hạn chế bán ra.
Vì  thế, nguồn cung giảm nên đẩy giá trên thị trường lên. Hiện giá cao su đang ở mức trên 3.700 - 3.750 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 500 đô la Mỹ/tấn so với tháng 1.

07:13 | Posted in | Read More »

Dự báo xuất khẩu cao su giảm trên 1 tỉ đô la


Báo cáo thống kê tháng 12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết xuất khẩu cao su năm 2011 đạt 846 ngàn tấn, thu về 3,3 tỉ đô la, tăng 8,2% về lượng và tăng tới 37,5% về giá trị so với năm 2010.
Tuy nhiên, dự báo của bộ này trong năm 2012 không mấy khả quan, khi khối lượng xuất khẩu tăng lên 880.000 tấn nhưng kim ngạch lại giảm xuống còn 2,1 tỉ đô la.

Trong năm 2012, Bộ NN-PTNT cho rằng trong giai đoạn đầu năm 2012, giá cao su tự nhiên chỉ ở mức thấp nếu tình hình kinh tế châu Âu và thế giới không được cải thiện.
Giá cao su trong năm 2011 có nhiều biến động. Giá đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2 (4.567 đô la/tấn) nhưng sau đó sụt giảm mạnh trong tháng 3 do ảnh hưởng của thiên tai động đất tại Nhật Bản làm ngưng trệ việc sản xuất ô tô và lốp xe.
Giá phục hồi nhẹ từ tháng 4 đến tháng 6 nhưng sau đó giảm dần cho đến tháng 11 chỉ còn 2.895 đô la/tấn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp khi nền kinh tế suy yếu tại châu Âu vì khủng hoảng nợ công và lũ lụt tại Thái Lan làm một số nhà máy tạm ngưng sản xuất.
Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su hàng đầu để sản xuất lốp xe cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu tại châu Âu và thế giới đã giảm nhập khẩu cao su trong quý 3 làm giá cao su giảm mạnh.
Về nguồn cung, mới đây, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã tăng 0,3% mức dự báo tổng nguồn cung cao su thiên nhiên năm 2011, lên mức kỷ lục 10,05 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2010.
Dự kiến năm 2012 sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng khoảng 6% đạt khoảng 10,3 triệu tấn. Hai nhà cung cấp Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong khi đó Indonesia và Malaysia sẽ có sản lượng ổn định.
Theo các nhà phân tích, tiêu thụ cao su tại các nước xuất khẩu ô tô lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc năm 2011 đều tăng mạnh. Năm 2012, dự báo nhu cầu cao su tiếp tục tăng nhưng nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng chậm hơn cao su tổng hợp.
Cụ thể, nhu cầu cao su thiên nhiên tăng 3,8% trong năm 2011 và 5,4% vào năm 2012. Dự báo nhu cầu cao su toàn cầu (bao gồm cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) đạt 25,7 triệu tấn trong năm 2011 và 27,6 triệu tấn vào năm 2012.
Nguồn: Bài viết có sử dụng tư liệu của Gafin và Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN-PTNT

07:10 | Posted in | Read More »

Hướng giá cà phê trên 2 sàn đang “đường ai nấy đi”

Thế giới và thị trường tài chính chộn rộn chuyện “ở hay đi” khỏi eurozone của Hy Lạp. Giá cổ phiếu và hàng hóa xuống mạnh. Sàn kỳ hạn cà phê robusta đứng trước bão, vẫn trụ được.
Nhưng, với giá cà phê arabica rớt, liệu sàn robusta sau này phải trút lại hầu bao? Giá cách biệt giữa 2 loại arabica và robusta co lại mạnh, đang đặt nhiều vấn đề lớn cho thị phần hàng robusta nay mai.

Hai anh em: đường ai nấy đi

Bấy nay, giá 2 thị trường kỳ hạn cà phê robusta Liffe NYSE và arabica Ice rất nhiều khi, nếu không muốn nói là hàng ngày, đi sóng đôi với nhau. Thường là, khi sàn arabica Ice giảm hay kéo theo robusta Liffe NYSE yếu và ngược lại. Thế mà, từ nửa đầu tháng 2-2012 đổ lại đây, giá sàn hàng hóa cà phê arabica mỗi ngày một suy sụp trong khi giá sàn robusta mỗi lúc một tăng tốt.

Biểu đồ 1: So sánh giá 2 sàn kỳ hạn cà phê Robusta (LIFFE) và Arabica (ICE)
Cũng cần nhắc lại, những niên vụ trước năm 2008, hàng năm Colombia xuất khẩu chừng từ 10-12 triệu bao (bao 60 kg) cà phê arabica loại chế biến ướt, mẫu mã sạch đẹp, nên dễ đạt chất lượng theo yêu cầu của sàn arabica.
Từ 3 năm nay, do dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi, sản lượng arabica Colombia đã liên tục mất, có khi chỉ còn quanh mức 7 triệu bao với chất lượng xấu.
Arabica chính là loại cà phê quyết định mùi vị của ly cà phê trong khi robusta thường được trộn hay sử dụng làm cà phê hòa tan.
Thiếu loại hàng tốt và quyết định chất lượng, giá arabica trên sàn Ice không ngừng tăng mạnh. Nên, có lúc giá arabica Ice tăng trên 6.600 đô la Mỹ/tấn (300 cts/lb) như cuối tháng 5-2011.
Ngay cả đến đầu tháng 9-2011, giá arabica vẫn còn trên 6.000 đô la/tấn, đồng thời điểm ấy giá robusta Liffe NYSE chỉ chừng 2.150 đô la/tấn. Bấy giờ, nhiều người đã bán khống vì cứ nghĩ nông dân Việt nam phải bán ra do sản lượng lớn. Giá robusta bị ép xuống.
Giá arabica cao trong khi giá robusta hạ, đã làm giá cách biệt (arbitrage) của 2 sàn này càng lúc càng giãn ra xa. Nhớ tại thời điểm đầu tháng 9-2011, giá cách biệt này có lúc đạt mức 4.100 đô la/tấn hay tương đương với 185 cts/lb.
Từ đầu tháng 2-2012 trở lại đây, sự thế thay đổi. Giá sàn arabica Ice rớt liên tục và cơ hồ chưa kéo lên được thì ngược lại giá sàn robusta Liffe tăng vững chải (xin xem biều đồ 1 phía trên).
Sau khi đã thử sức nhiều lần, kể cả đợt trước Tết, người bán từ Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta số 1 thế giới, chỉ bán hàng tháng một lượng vừa phải tuy con số thường trên 130.000 – 150.000 tấn/tháng chứ không bán tháo ồ ạt như trước đây. Thế là thị trường buộc phải lên, buộc phải tạo “vắt giá” để kéo hàng về kho Liffe NYSE cho an toàn.
“Vắt giá” là hiện tượng làm giá đảo chiều, thay vì giá giao dịch tháng thanh lý hợp đồng xa thường thấp hơn tháng gần, thì nay ngược lại.
Trong những ngày gần đây, tin sản lượng vụ đang ra của Brazil cực lớn, dao động từ 50-56 triệu bao tùy theo từng đơn vị nghiên cứu khác nhau; rồi tin sản lượng Colombia sẽ gượng dần lên 8,5 đến 9 triệu bao nay mai…đã làm cho giá trên sàn arabica xuống nhanh; cộng hưởng với đồng nội tệ real (BRL) của Brazil mất giá liên tục, từ 1 đô la ăn 1,7 BRL nay đã có lúc xuống 2,0 BRL. Đồng BRL xuống giá đã ít nhiều kích thích xuất khẩu.
Phía robusta, giá tăng thì bán, nếu giảm ngồi chờ. Nhờ vậy, giá robusta trên sàn được giữ vững. Không ngoa để nói rằng tuy cùng chung mặt hàng cà phê, nhưng hai sàn “đường chia hai lối”!

Giá cách biệt: bất thường và bình thường

Trong những ngày này, do thời tiết bất lợi, các nước sản xuất robusta như Indonesia và ngay cả một số vùng Brazil hàng vẫn chưa ra nhiều được. Trong khi đó, người bán ra từ Việt Nam vẫn bán ra với thái độ rất chững chạc và thận trọng do đang trong giai đoạn cuối mùa. Nên, cách bán này đã giúp cho giá robusta vững thêm so với giá arabica.
muc chenh lech gia ca phe robusta arabica 550x363 Hướng giá cà phê trên 2 sàn đang đường ai nấy đi
Biểu đồ 2: Mức cách biệt giá giữa 2 loại cà phê
Đối với người kinh doanh hàng cà phê thực (physicals), giá cách biệt là một thông số cực kỳ quan trọng, đôi khi nó quán xuyến cho cả một giai đoạn mua bán và đầu tư khá dài.
Từ mấy năm nay, thiếu hụt sản lượng cà phê Colombia và tín dụng hạn chế nên không thể xuất khẩu ồ ạt từ phía Việt Nam, hai động tác này đã giúp giá cách biệt (arbitrage) có lúc giá arabica cao gấp gần 3 lần giá robusta.
Với mức cách biệt ấy, rang xay buộc phải chọn hàng robusta loại tốt để thay dần arabica giá mắc và giảm giá thành. Nên, robusta trong thời gian qua đã có sức hấp dẫn đặc biệt của thị trường. Phải nói, đó là một giai đoạn bất thường. Song, đáng tiếc, điều kiện tốt như vậy cho thị trường robusta đang mất đi nhanh chóng.
Sau nhiều lần đã hạ giá, mấy ngày qua, nhiều hãng rang xay lại công bố giảm giá từ 6% đến 10% cho toàn bộ sản phẩm cà phê tại các siêu thị nhờ giá arabica giảm sâu.
Tuần này, giá sàn kỳ hạn arabica rớt mất 250 đô la/tấn và chỉ còn chừng dưới 170 cts/lb. Tin này, phần nó, gây tác động bất lợi cho giá kỳ hạn arabica tuần qua.
Sáng nay, giá cách biệt này chỉ còn 1.420 đô la/tấn. Giá arabica nay chỉ còn cao hơn giá robusta sàn Liffe NYSE chung quanh 1,65 lần (xin xem biểu đồ 2 phía trên).
Buồn thay, đây là mức cách biệt bình thường khi mà sản lượng arabica và robusta cân bằng theo tỉ lệ bình thường của chúng. Nay mai, nếu như mức này nằm yên, trong khi sản lượng robusta hay arabica của thế giới tăng vì một lý do gì đó, mức này sẽ chỉnh co lại và càng co bao nhiêu, càng bất lợi cho thị phần của hàng robusta bấy nhiêu, vì arabica quá rẻ nên rang xay mua sử dụng, kể cả mua loại xấu để sản xuất cà phê hòa tan.
Nếu giá cách biệt co lại nữa, giả sử như xuống 1,5 lần chẳng hạn, thì lại là bất thường cho thị phần hàng robusta.

Hãy cứ vui vì giá cà phê vẫn tăng

Chiều tối hôm qua, thứ Sáu 25-5, giá robusta trên sàn Liffe NYSE có lúc dương 26 đô la. Giá tháng 7-2012 có lúc đạt 2.249 đô la/tấn. Nhờ vậy, giá nội địa có lúc được trả qua mức 43 triệu đồng/tấn, là mức cao nhất tính từ đầu niên vụ đến nay.
bieu do gia ca phe robusta liffe 550x363 Hướng giá cà phê trên 2 sàn đang đường ai nấy đi
Biểu đồ 3: Giá đóng cửa robusta NYSE Liffe trong tuần
Cuối phiên, giá sàn kỳ hạn robusta vẫn kiên trì giữ vững so với sàn kỳ hạn arabica. Nếu như arabica có giá âm 0,50 ct/lb chỉ còn 167 cts/lb (so sánh ngay thời điểm Liffe NYSE nghỉ giao dịch), thì đóng cửa, giá kỳ hạn robusta tháng 7-2012 dương 18 đô la chốt mức 2.241 đô la/tấn. So với cuối tuần trước, giá tuần này kiếm thêm được 24 đô la.
Cấu trúc giá thị trường vẫn trong tình trạng “vắt”. Giá tháng 7-2012 sáng nay 23 đô la cao hơn giá tháng 9 và 39 đô la cao hơn tháng 11-2012, tạo thêm điều kiện gom nhanh hàng robusta đi sang các kho do Liffe NYSE chỉ định.
Nhờ giá vắt, hàng robusta Việt Nam từ 2-5 đến 24-5 đã có 12.910 tấn trong tổng số 13.100 tấn được Liffe NYSE chấp nhận đạt chất lượng (certified) theo qui chuẩn hàng hóa của sàn, đạt 98,55%.
Theo con số tuần trước, lượng tồn kho certified của Liffe NYSE chỉ còn 171.380 tấn, so với đỉnh cao gần 420.000 tấn đạt vào đầu tháng 7-2011.
Tuần qua, cả thế giới và thị trường tài chính đang chăm chăm chuyện ở hay đi khỏi các nước sử dụng đồng euro (eurozone) của Hy Lạp. Rủi ro, nên cái “rẻo” tồn kho certifieds của sàn robusta đã giúp đầu cơ tài chính đoái hoài sàn này. Có thể họ đã chuyển vốn từ các sàn khác sang đây làm nơi “trú ẩn an toàn”.
Phải chăng vì thế đầu cơ bơm tiền mua vào giúp giá kỳ hạn robusta vừa qua tăng? Phải chăng, nhờ vậy, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên sáng nay, được chào bán mức 43.100 đồng/kg, là mức cao kỷ lục của niên vụ này.
Theo Nguyễn Quang Bình (SGtimes)

03:46 | Posted in | Read More »

Tổng hợp thị trường cà phê tuần 20 (14/5 –19/5/2012)


Bất chấp sự dai dẳng của khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu kéo theo suy giảm kinh tế thế giới, bất chấp tín hiệu vào mùa thu hoạch của một số quốc gia sản xuất chủ chốt… , giá cà phê thế giới có thêm 1 tuần lễ tăng trưởng khá ngoạn mục.
 
 Đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục thể hiện sự khác biệt giữa 2 thị trường. Thị trường London tiếp tục đà tăng lên phiên thứ 6 khi giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 có thêm 9 USD lên 2.136 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng có thêm 7 USD lên 2.135 USD/tấn. Hiện tượng giá đảo cũng tiếp tục được duy trì. Thị trường New York có phiên tăng khá nhẹ. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,8 cent lên 177,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 0,85 cent lên 180,25 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô trong nước cũng lên 41.100-41.200 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới được hỗ trợ mạnh mẽ khi ICO cho rằng, cung trước mắt vẫn chưa theo kịp cầu, lượng tiêu thụ tăng cao ở các thị trường mới nổi, xuất khẩu cà phê tháng 5 sẽ suy giảm… cho thấy nỗi lo cung cà phê thế giới vẫn còn, bất chấp Brazil và các nước khu vực Nam Mỹ thu hoạch vụ mới.
Giữa tuần, thị trường London có thêm 2 phiên tăng điểm, kéo dài đà tăng lên 8 phiên, tương tự chuỗi tăng giữa tháng 2/2012. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng 53 USD, tương đương 2,48 %, lên mốc 2.189 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 36 USD, tương đương 1,69 %,  lên 2.171 USD/tấn. Sau đó, giá cà phê Robusta có phiên điều chỉnh chận đứng đà tăng. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 2 USD xuống 2.187 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 12 USD xuống 2.159 USD/tấn, xuống mức giá thấp nhất tuần.
Trái lại, thị trường New York tiếp tục trạng thái lình xình suốt 3 tháng qua với những phiên đảo chiều đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 2,15 cent lên 180,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng tất cả 2,05 cent lên 182,3 cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần. Diễn biến của thị trường cho thấy xu hướng giá vẫn chưa rõ ràng.
Cuối tuần, giá cà phê Robusta trở lại đà tăng khi kỳ hạn giao tháng 7 có thêm 30 USD, tức tăng 1,35%, lên mốc 2.217 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 có thêm 28 USD, tức tăng 1,28%, lên mốc 2.187 USD/tấn. Đây cũng là các mốc giá cà phê Robusta cao nhất tuần.
Giá cà phê Arabica quay đầu giảm điểm, tiếp tục thể hiện xu hướng không rõ ràng. Kỳ hạn giao tháng 7 mất 0,95 cent để xuống 179,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng mất 1 cent xuống còn 181,3 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên tăng lên mốc 42.400-42.500 đồng/kg. Đây là mốc giá cà phê nội địa cao nhất kể từ đầu niên vụ 2011/12.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, được chào 2.185 USD/tấn, (FOB), với mức trừ lùi 30 USD theo giá tháng 7 của London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London các kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 lần lượt tăng 90 USD và 59 USD, tiếp tục duy trì hiện tượng đảo giá. Giá cà phê Arabica New York kỳ hạn giao tháng 7 tăng 2 cent và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,9 cent.
Giá cà phê nhân xô trong nước cũng tăng thêm 1.400 đồng/kg.
Nông dân nước ta, theo nhiều nguồn tin từ nước ngoài nhận định, đang cầm giữ 15-20% lượng hàng của niên vụ 2011/12, lại nảy sinh tâm lý tiếp tục cầm hàng và kỳ vọng vào mức giá mới khi mà giá cà phê tăng trưởng liên tục trong 2 tuần qua,
Theo số liệu của Hải Quan vừa công bố, xuất khẩu cà phê tháng 4 đạt 168.228 tấn với giá trị kim ngạch 353,3 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 19,2% về giá so với tháng trước, đưa tổng số cà phê xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên gần 670 ngàn tấn với giá trị kim ngạch 1,46 tỷ USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 3,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Anh Văn

03:41 | Posted in | Read More »